Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

Lại chuyện học sinh nhảy lầu.. ngay ở truờng con trai học xưa kia! http://dantri.com.vn/c25/s25-388175/buon-chuyen-hoc-tap-mot-hoc-sinh-nhay-lau-tu-tu.htm

13 nhận xét:

  1. Ghê vậy hả chị? Tội cho cha mẹ mấy người nầy wá!

    Trả lờiXóa
  2. Sợ quá chị ạ ...hình như mấy đứa nhỏ giờ cô đơn và áp lực quá ...

    Trả lờiXóa
  3. Áp lực trong học tập đã đành, nhà trường, cô giáo và cha mẹ cũng có một phần trách nhiệm trong chuyện này nữa.
    Các em thiệt là dại dột.

    Trả lờiXóa
  4. Ngày xưa mình cũng học ve sầu mùa hạ nhưng có bao giờ cảm thấy bị áp lực thế này. Cuộc sống khó khăn hơn bây giờ nhiều mà vẫn ca hát, nhảy múa, lửa trại, du ngoạn, thể thao tưng bừng . Nhà trường và ngành giáo dục chẳng thể đổ lỗi cho khách quan, xã hội, gia đình được đâu.:-(

    Trả lờiXóa
  5. Cách giáo dục chạy theo thành tích vô tình gây áp lực với các em. Thấy tội, rồi không hiểu em ấy sẽ ra sao nữa? Thế nào cũng còn lại trong tâm hồn em ấy vết thương khó lành và cả vết thương từ thể xác!

    Trả lờiXóa
  6. Một số comment từ bạn đọc:

    truong thanh phong
    (4/3/2010 12:34:00 AM)
    ângol2009_1985
    that buon khi nhin thay canh nay .that nong noi thieu mot chut suy nghi ma da xay ra chuyen dang tiec .nhung mot phan loi cung do gv dat ra rat lon ,da gay mot ap luc ve tinh than cho cac em .day cung la mot bai hoc cho cac gv noi chung va doi voi gvcn cua e hoc sinh ay noi rieng.hay tim mot giai phap that tot de giai wuyet mot van de te nhi ay .de ko xay ra chuyen dang tiec xay ra nua .xin cam on.

    Mỹ Bình
    (4/2/2010 11:50:00 PM)
    MYbínkute1978@yahoo.com
    Tôi cũng là một giáo viên nên tôi rất tiếc về cách ứng xử của cô Hiệu trưởng đã gây áp lực cho em học sinh dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Là tôi, tôi sẽ gặp riêng em tìm hiểu nguyên nhân vì sao em lại học tập sa sút như vậy, đồng thời động viên em cố gắng học tập trong những bài kiểm tra sau. Bên cạnh đó tôi điện thoại hoặc gặp trực tiếp phụ huynh em Trân trao đổi tình hình học tập con em, cả gia đình và nhà trường cùng phối hợp để tìm ra nguyên nhân và giải pháp giúp em tiến bộ hơn. Tôi nghĩ không phải giáo viên nào cũng có cách ứng xử như vậy, dù có trang bị kiến thức sư phạm như thế nào đi nữa mà thiếu kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, tâm lý, hiểu biết, tình cảm với học sinh thì cũng trở nên vô nghĩa. Điều cơ bản đó ở mỗi phẩm chất đạo đức lương tâm nghề nghiệp của người giáo viên ấy chứ ko phải từ áp lực thành tích điểm của ngành giáo dục.

    Nguyễn Xuân Trà My
    (4/2/2010 11:38:00 PM)
    tramy020587qb@yahoo.com
    Là 1 giáo viên chúng ta phải biết cách thưởng phạt học sinh thật chính xác và tùy tính cách từng em. Tôi rất yêu học sinh của mình. Chưa bao giờ tôi phải nói lớn tiếng, nhưng với các em thì lại rất nghiêm túc trong giờ học. còn điểm số thì tôi rất hiếm khi chấm lên những con số ko đẹp , nếu bài ko đạt điểm thì tôi bỏ trống và phê những lời thật nhẹ nhàng. Cô là mẹ mà............
    be coi

    (4/2/2010 11:21:00 PM)
    bebongbong@gmail.com
    tôi thấy rất bức xúc trong sự việc này.thầy cô không nên căn cứ vào điểm số để đánh giá một con người.cũng có thể vì một lý do nào đó mà Trân đã làm bài không được.tại sao là cô giáo mà mình không tìm hiểu nguyên nhân rồi hãy đưa ra hướng giải quyết.tôi cũng la sinh viên nên tôi rất hiểu tâm trạng của trân.
    công

    (4/2/2010 11:14:00 PM)
    loitraitim_benphai@yahoo.com
    Trường hợp trên 1 phần do em quá nông nổi, thứ nữa cũng do cách giáo dục trong trường học của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu tâm. Nhà trường và cả phụ huynh giờ đây quá coi trọng điểm số, thành tích của con em mình nên gây ra quá nhiều áp lực cho học sinh. Có thể học văn hoá không phải là thế mạnh của các em nhưng các em vẫn có thể phát triển khả năng của mình trên nhiều lĩnh vức khác như thể thao, nghệ thuật...

    Trả lờiXóa
  7. Các em chịu quá nhiều áp lực từ nhà trường và gia đình .
    Bắt các em học nhiều quá , gây nên tình trạng căng thẳng tâm lý .
    Tội nghiệp quá .

    Trả lờiXóa
  8. Đọc qua bài viết, em thấy những nguyên nhân đều là phỏng đoán. Thật ra, những người có tâm thức tự tử luôn luôn bị đè nén, ức chế, áp lực, căng thẳng bởi nhiều nguyên nhân. Họ thường xuyên có ý định tự tử, ám ảnh bởi việc tự sát. Họ cứ như một ly nước bao giờ cũng có thể tràn. Đến một giờ G nào đó, chỉ cần 1 giọt nữa thôi, một giọt cuối cùng thôi thì "Bụp!", tất cả trong họ vỡ ra, tan tành và họ tự sát ngay vào lúc đó. Rất khó đoán định nguyên nhân đích thực của một vụ tự tử.

    Vụ em Trân, em ấy đang ngồi trong lớp học, bỗng chạy vụt ra và nhảy lầu chứ không phải đang giờ ra chơi đứng trên ban công tầng 3 nhìn xuống và kế đó leo qua tường ban công để nhảy lầu, cũng là điểm đáng lưu ý. Nếu muốn nhảy lầu tự tử, tại sao em Trân không chọn giờ ra chơi? Tại sao không chọn lúc vắng người không có ai cản mình được? Tại sao đang giờ học lao vụt ra ngoài?

    Trả lờiXóa
  9. Tự tử cũng là hành vi để tự chấm dứt một nỗi sợ hãi nào đó mà bản thân nạn nhân không chống đỡ nổi! Vì vậy, cũng có thể là do áp lực học hành nhưng khó có thể loại trừ những nguyên nhân khác có thể có. Em nghĩ như vậy chị ạ.

    Trả lờiXóa
  10. Các tình tiết còn đang điều tra, nhưng chị nghĩ chắc là do bị "chê bai" giữa mấy chục cặp mắt đang dán vào mình, nên em xấu hổ... và có thể rất nhiều lần em bị như thế. Và trong một lúc không kềm chế được bản thân, nên mới thế. Con trai chị từng học ở trường này. Trường này có nhiều đặc điểm là gò học sinh dữ lắm, nhất là những HS cuối cấp. Chị từng bị nhà trường gọi lên gọi xuống đến nỗi xấu hổ nói với Bim: Con mà còn như vầy nữa... chắc mẹ trốn luôn quá!

    Trả lờiXóa
  11. Híc! Nhà trường gì mà kỷ luật thép, gò bó khắt khe dữ quá. Sợ thật chị nhỉ.

    Trả lờiXóa

[img]URL[/img]

Có thể post ảnh vào comment bằng cách thay "direct link" của hình ảnh vào URL